This research was carried out to explore the current status and level of reliability of farmers’ indigenous knowledge and their adaptive capacity to floods in production and life in An Giang province. Results of the research will provide scientific foundation for proposing solutions to conserve and enhance the effectiveness of valuable indigenous knowledge in reducing vulnerability of people living in flooded-prone areas. The study compiled 39 indigenous knowledge and adaptability to floods and weather forecasts in agricultural production and livelihoods of local people in the study area. Of which, 31(indigenous knowledge) remain valuable in predicting and adapting to floods. However, this knowledge has not been specifically recorded and stored appropriately for transmission to the latter and widely shared in the community. The other 8 were no longer relevant (and misleading) to the current context as under human impacts and climate change. The research suggested some solutions to conserve the most valuable indigenous knowledge for pro-active adaptation of local people in changing climate.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu hiện trạng và mức độ tin cậy ứng dụng kiến thức bản địa thích nghi với lũ lụt trong sản xuất và đời sống của nông dân ở tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả sử dụng kiến thức bản địa trong việc giảm tính dễ bị tổn thương của nông dân vùng lũ lụt. Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp được 39 kiến thức bản địa và khả năng thích ứng với lũ lụt, dự báo thời tiết trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân địa phương ở địa bàn nghiên cứu. Trong đó, 31/39 kiến thức bản địa vẫn còn giá trị được người dân sử dụng dự báo thời tiết và thích ứng với lũ lụt trong sản xuất nông nghiệp và đời sống. Tuy nhiên, những kiến thức này chưa được ghi chép cụ thể và lưu trữ phù hợp để truyền lại cho các hệ sau và chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng có 8/39 kiến thức bản địa của người dân không còn phù hợp và đã sai lệch so với hiện nay cần nên xem xét trong điều kiện hiện tại do tác động của con người và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa vẫn có giá trị trong thích ứng với lũ trong sản xuất nông nghiệp và đời sống trong điều kiện thay đổi của biến đổi khí hậu.
Trích dẫn: Phạm Xuân Phú, Nguyễn Ngọc Đệ và Ngô Thụy Bảo Trân, 2019. Kiến thức bản địa: Hiện trạng, ứng dụng trong sản xuất và đời sống ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 68-78.
Trích dẫn: Phạm Xuân Phú và Nguyễn Ngọc Đệ, 2017. Nông dân sử dụng kiến thức bản địa để thích nghi với lũ ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50b: 13-25.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên