Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số 50 (2017) Trang: 13-25
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 26/09/2016

Ngày nhận bài sửa: 04/05/2017

Ngày duyệt đăng: 26/06/2017

 

Title:

Local knowledge in adapting to floods of farmers in An Giang province

Từ khóa:

Biến đổi khí hậu, dự báo lũ, kiến thức bản địa, lũ, thích nghi

Keywords:

Adaptation, climate change, flood, flood forecast, local knowledge

ABSTRACT

This research was carried out to systematize and assess the appropriateness of farmer’s indigenous knowledge and their adaptive capacity to floods in An Giang province, results of the research will provide a scientific foundation for proposing solutions to conserve and enhance the use of indigenous knowledge in reducing the vulnerability of people living in flooded areas. The results showed that local people used several effective indigenous knowledges for coping with floods. However, the valuable indigenous knowledge has not been recorded yet, nor documented in written materials for sharing to young generations and communities; some indigenous practices are not suitable with the current requirement for flood adapation strategies. The livelihood vulnerability index (LVI) in diffirent zone (upper zone, middle zone, and lower zone) was decreasingly based on major components as social networks, knowledge and skills, natural resources, finance and incomes, livelihood strategies, natural disater and climate variability. The research also suggests some solutions to conserve the valuable indigenous knowledge in adapting to climate change of local people.

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hệ thống hóa và đánh giá tính phù hợp của kiến thức bản địa trong thích nghi với lũ của nông dân ở tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả sử dụng kiến thức bản địa trong việc giảm tính dễ bị tổn thương của nông dân vùng lũ. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân ở địa bàn nghiên cứu có nhiều kiến thức bản địa có giá trị trong thích ứng với lũ. Tuy nhiên, những kiến thức này chưa được ghi chép cụ thể và lưu trữ phù hợp để truyền lại cho các thế hệ sau và chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng có một số kiến thức bản địa của người dân không còn phù hợp và đã sai lệch so với hiện nay nên cần xem xét trong điều kiện hiện tại. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số tổn thương sinh kế (Livelihood Vulnerability Index-LVI) của khu vực nghiên cứu giảm dần theo các yếu tố chính là mạng lưới xã hội, kiến thức - kỹ năng, nguồn tài nguyên thiên nhiên, thu nhập và tài chính, chiến lược sinh kế, thảm họa thiên nhiên và khác nhau ở vùng đầu, giữa và cuối nguồn. Vì thế, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp bảo tồn kiến thức bản địa có giá trị, ứng dụng kết hợp kiến thức bản địa với các biện pháp thích nghi hiện tại để nâng cao khả năng chủ động thích nghi với lũ trong điều kiện khí hậu biến đổi.

Trích dẫn: Phạm Xuân Phú và Nguyễn Ngọc Đệ, 2017. Nông dân sử dụng kiến thức bản địa để thích nghi với lũ ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50b: 13-25.

Các bài báo khác
Tập 55, Số CĐ Môi trường (2019) Trang: 68-78
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...