Sau Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Nam Kỳ chính thức trở thành đất của Pháp. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897), thực dân Pháp đã tiến hành quy hoạch và đào kinh xáng trên khắp miền Tây Nam Kỳ, hệ thống kinh đào ban đầu chủ yếu yếu phục vụ cho quân sự nhằm trấn áp các cuộc khởi nghĩa, sau đó là khai thác kinh tế. Kinh đào đã làm cho kinh tế khu vực này có điều kiện phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa với phương Tây cũng diễn ra mạnh mẽ. Điều này đã góp phần làm thay đổi mô thức văn hóa cổ truyền của cư dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay, hệ thống kinh đào xưa vẫn còn đóng góp những giá trị quan trọng cho sự phát triển kinh tế và văn hóa của miền Tây trong những năm đầu của thế kỉ XXI.
Trích dẫn: Trần Minh Thuận, 2018. Vấn đề kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Châu Đốc nửa đầu thế kỉ XX. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(3C): 223-228.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên