Việc khẩn hoang của người Pháp ở Cần Thơ có ý nghĩa thực sự quan trọng. Vùng đất này được biết đến đầu tiên với tên gọi Trấn Giang do Mạc Thiên Tứ khai khẩn vào năm 1739. Tuy nhiên, vệc khẩn hoang chậm lại do nội chiến giữa Tây Sơn và các chúa Nguyễn. Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập nhưng việc khẩn hoang vùng đất này đã gặp nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt cũng như nhân lực hạn chế. Đầu thế kỉ XX, Cần Thơ trở thành một trong bảy tỉnh miền Tây Nam Kỳ theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ký ngày 20/12/1899. Người Pháp đã đầu tư vốn và các phương tiện kĩ thuật để khẩn hoang vùng đất này. Từ đây, sau một thời gian ngắn phát triển, Cần Thơ được mệnh danh là Tây Đô, thủ phủ của miền Tây Nam Kỳ.
Trích dẫn: Trần Minh Thuận, 2018. Vấn đề kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Châu Đốc nửa đầu thế kỉ XX. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(3C): 223-228.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên