Du lịch sinh thái (DLST) là một hình thức du lịch đang được đông đảo người dân ưa chuộng. Rừng ngập mặn(RNM) ven biển tỉnh Sóc Trăng cũng là một nơi có đủ các yêu tố phát triển DLST rừng – biển hấp dẫn khách du lịch. Mọi người có thể thưởng ngoạn cảnh quan, vui chơi, phục vụ học tập và hoạt động nghiên cứu khoa học. Thông qua khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn du khách và người dân địa phương về hiện trạng DLST tại Mỏ Ó và Hồ bể kết quả cho thấy hiện trạng cơ sở hạ tầng còn thô sơ, các sản phẩm du lịch chưa phong phú và hấp dẫn, chủ yếu là du lịch thuần túy, tham quan thắng cảnh. Do đó, lượng du khách tham quan còn ít. Các điểm nghiên cứu là những nơi có tiềm năng về biển và RNM, Biển và rừng vẫn còn hoang sơ và chưa bị tác động nhiều bởi con người. RNM ven biển Sóc có tiềm năng về RNM, biển, văn hóa – con người để khai thác phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch khác được thiết kế đặc thù cho địa phương. Việc phát triển các mô hình DLST tại RNM cần phải được nghiên cứu kĩ để không gây ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái RNM góp phần thúc đẩy việc phát triển du lịch bền vững tại địa phương.
Vương Tuấn Huy, Lê Quang Trí, Lê Thị Nương, Phạm Thanh Vũ, 2014. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CANH TÁC GIÚP HỖ TRỢ TRONG ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 111-116
Trích dẫn: Vương Tuấn Huy, Phạm Thanh Vũ, Phan Chí Nguyện, Phan Hoàng Vũ và Nguyễn Thị Song Bình, 2019. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp có sự tương tác giữa các chủ thể tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 24-33.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên