Đông Hải là một huyện ven biển của tỉnh Bạc Liêu, với thế mạnh là nuôi trồng thủy sản. Trong những năm vừa qua mô hình nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn (tôm – rừng kết hợp) đang ngày được phát triển. Thông qua khảo sát, thu thập số liệu thứ cấp từ địa phương và điều tra thực tế từ người dân canh tác mô hình tôm – rừng kết hợp. Kết quả cho thấy, diện tích của mô hình ngày càng tăng. Giai đoạn 2014 – 2016 tăng từ 4.467 ha lên 6.133 ha. Mô hình không chỉ tạo thu nhập, phù hợp với nguồn lực của người dân. Chi phí trung bình là 27,99 triệu đồng/ha/năm. Lợi nhuận trung bình của mô hình là 38,52 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả đồng vốn của mô hình là 1,37. Đồng thời người dân nuôi thêm nhiều loại thủy sản khác trên cùng một đơn vị diện tích có thể giảm rủi ro, thiệt hại. Mô hình không chỉ giúp cải thiện sinh kế mà còn giúp hạn chế được các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến khu vực rừng phòng hộ ven biển, sản phẩm tôm sinh thái, thực hiện được các chính sách quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Đây được xem là mô hình phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.
Vương Tuấn Huy, Lê Quang Trí, Lê Thị Nương, Phạm Thanh Vũ, 2014. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CANH TÁC GIÚP HỖ TRỢ TRONG ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 111-116
Trích dẫn: Vương Tuấn Huy, Phạm Thanh Vũ, Phan Chí Nguyện, Phan Hoàng Vũ và Nguyễn Thị Song Bình, 2019. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp có sự tương tác giữa các chủ thể tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 24-33.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên