Ủ phân hữu cơ từ nguồn bùn thải nhà máy chế biến thủy sản sẽ giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. Do đó mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng nguồn bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản làm phân hữu cơ. Mẫu bùn thải cá được thu tại Hậu Giang. Kết quả sau 49 ngày ủ cho thấy, giá trị pH của phân hữu cơ sau ủ đạt ở mức gần trung tính (6,49- 6,79), độ dẫn điện EC dao động từ 0,92 đến 1,28mS/cm. Khối lượng khối ủ giảm 37- 46,3%. Hàm lượng các bon hữu cơ khá cao (33,55- 42,61%C). Hàm lượng đạm tổng số, lân tổng số và kali tổng số sau 49 ngày ủ đạt mức cao với các giá trị lần lượt là 0,06- 3,13%N, 6,32- 9,47%P2O5, 2,57- 3,02%K2O. Tỉ lệ C/N sau ủ rất phù hợp với giá trị dao động 16,9- 18,441. Mật số vi sinh vật Salmonella và E. coli đều không phát hiện, phù hợp với ngưỡng cho phép theo qui định. Nghiệm thức ủ phù hợp là nghiệm thức bùn thải cá: bùn mía tỉ lệ 20:80. Gia đoạn 49 ngày sau ủ là khoảng thời gian phù hợp cho quá trình ủ phân hữu cơ có phối trộn nguồn bùn thải cá
Trích dẫn: Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Mỹ Hoa, Đỗ Thị Xuân, Võ Thị Thu Trân và Lâm Ngọc Tuyết, 2016. Đặc tính bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy sản xuất bia và chế biến thủy sản. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 45a: 74-81.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên