Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mật độ và độ mặn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng để làm cơ sở xây dựng qui trình ương đối tượng này, đồng thời góp phần đa dạng hóa các đối tượng cho nghề nuôi cá vùng nước lợ ven biển ở ĐBSCL. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm về (i) ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng và (ii) ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá bống tượng. Ở thí nghiệm thứ nhất, cá buống tượng cỡ 535±4,19mg được ương với 3 nghiệm thức mật độ là 1 con/L (NT1); 2 con/L (NT2) và 3 con/L (NT3). Cá được ương trong hệ thống bể composite 35 lít. Kết quả sau 2 tháng ương cho thấy tỷ lệ sống của cá dao động từ 94,4-95,6% và khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Tăng trưởng của cá nhanh nhất ở mật độ 1 con/L, khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Trong thí nghiệm 2, cá bống tượng cỡ 575±3,13mg được ương với 3 nghiệm thức độ mặn là 5‰ (NT1); 10‰ (NT2) và 15‰ (NT3). Kết quả sau 2 tháng ương cho thấy tỷ lệ sống của cá dao động từ 95,5-97,8%, khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên ở các độ mặn 5‰ và 10‰ cá tăng trưởng nhanh hơn so với cá ương ở độ mặn 15‰, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên