Nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) đang hình thành và phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt Nam. Tuy nhiên, dựa vào tiêu chỉ nào để lựa chọn các mô hình tiềm năng, phù hợp với canh tác lúa trong từng bối cảnh cụ thể của vùng là vấn đề được đặt ra. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các tiêu chí đánh giá và lựa chọn các mô hình sản xuất lúa theo hướng CSA thích hợp cho từng vùng ở ĐBSCL. Bằng các phương pháp nghiên cứu như: Thu thập số liệu, điều tra nông hộ, thống kê, phân tích, đánh giá đa tiêu chí (MCE), phương pháp GIS đề tài đã đạt được các kết quả sau: Có 7 tiêu chí cơ bản về CSA cho cây lúa ở ĐBSCL, gồm: Giảm lượng giống và sử dụng giống lúa có chất lượng cao hơn So với mô hình canh tác lúa truyền thống; tăng năng suất trên một đơn vị diện tích; tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng hiệu quả kinh tế; có tác động khôi phục tài nguyên thiên nhiên (sử dụng phân bón hữu cơ làm tăng độ màu mỡ cho đất); giảm lượng phân bón vô cơ, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV); làm giảm phát thải khí nhà kính (KNK) so với mô hình canh tác lúa truyền thống. Bên cạnh đó, đề tài cũng xác định được 4 mô hình canh tác lúa phù hợp với 4 vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSCL. Kết quả này là CƠ SỞ để địa phương có thể lập những kế hoạch chi tiết, phù hợp hơn cho việc sản xuất lúa theo hướng CSA trong tương lai.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên