Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang áp dụng nhiều mô hình, kỹ thuật canh tác lúa mới nhằm phát triển nền sản xuất lúa để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện tại cũng như góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Trong đó, mô hình 3 giảm 3 tăng (3G3T) được nhiều tỉnh áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, lợi ích của mô hình là gì? có nên áp dụng rộng rãi hay không là vấn đề được đặt ra cho vùng. Vì thế, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của các mô hình 3G3T so với mô hình canh tác lúa truyền thống cho vùng ĐBSCL. Bằng phương pháp thu thập thông tin, số liệu, phương pháp phỏng vấn nhóm KIP, phương pháp thống kê so sánh, phân tích và phương pháp chuyên gia, đề tài cho thấy kết quả như sau: Hiệu quả của các mô hình canh tác lúa 3G3T so với canh tác lúa truyền thống được ghi nhận: giảm lượng giống gieo sạ 80 – 120 kg/ha/vụ, giảm lượng phân bón 25 -54 kg/ha/vụ, giảm phun thuốc bảo vệ thực vật 2 -3 lần/vụ, tăng năng suất 0,3 – 1,5 tấn/ha/vụ và tăng hiệu quả kinh tế > 2 triệu đồng/ha/vụ. Kết quả này là cơ sở để địa phương có thể phát triển sản xuất lúa theo mô hình 3G3T với quy mô rộng rãi hơn trong tương lai.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên