Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) từ sự phân hủy rơm rạ kết hợp với nấm Trichoderma đến cải thiện hàm lượng dinh dưỡng đất và giảm mật số nấm Fusarium spp. trên đất vườn cam sành. Thí nghiệm được thực hiện trên hai nhóm cây cam sành: cây bị bệnh và cây không bị bệnh vàng lá, thối rễ. Bốn nghiệm thức (NT) cho mỗi nhóm cây được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên: NT1: Bón phân NPK theo nông dân 360 g N - 195 g P2 O5 - 55 g K2O (đối chứng); NT2: Bón phân NPK theo khuyến cáo (NPK-KC) 250 g N - 50 g P2O5 - 250 g K2O; NT3: Bón phân NPK-KC + 8 kg/cây + PHCVS có chủng nấm Trichoderma asperellum; NT4: Bón phân NPK-KC + 8 kg/cây + PHCVS có chủng nấm Trichoderma sp. Kết quả bón hữu cơ vi sinh có chủng nấm Trichoderma asperellum đã có tác dụng cải thiện tốt nhất đạm hữu dụng (64,10 mg N/kg), lân dễ tiêu (48,58 mg P/kg), kali trao đổi (98,85 mg K/kg) trong đất so với nghiệm thức chỉ bón phân NPK. Việc bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp NPK-KC, đặc biệt phân hữu cơ có kết hợp với dòng nấm bản địa Trichoderma asperellum giúp nâng cao tổng mật số vi sinh vật (3,70. 107 CFU/g) và nấm Trichoderma spp. (8,60. 104 CFU/g) trong đất vườn cam sành so với đối chứng, đồng thời kiểm soát giảm mật số nấm Fusarium spp. trong đất thấp nhất 7,5. 103 CFU/g. Từ khóa: Cam sành, dinh dưỡng đất, Fusarium spp., phân hữu cơ vi sinh, Trichoderma asperellum
Trích dẫn: Nguyễn Ngọc Thanh, Tất Anh Thư, Mai Thị Cẩm Trinh, Dương Minh Viễn và Võ Thị Gương, 2018. Đánh giá một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất trên vườn cam sành (Citrus nobilis) bị bệnh vàng lá thối rễ tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6B): 72-81.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên