Nhằm đánh giá hiện trạng canh tác và bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cam sành làm cơ sở cho nghiên cứu kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ trên vườn cây cam sành ở Đồng bằng sông Cửu Long, 75 vườn cam sành đã được khảo sát tại hai xã Tường Lộc và Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả điều tra cho thấy 88% nông hộ sử dụng cây giống không rõ nguồn gốc, 62% vườn cam được trồng với mật độ cao, 83% vườn cam không được bón phân hữu cơ, gần 40% số vườn bón phân đạm và lân cao gấp 3 lần so với khuyến cáo, trên 75% số vườn bón phân kali rất thấp so với nhu cầu của cây cam. Bệnh vàng lá thối rễ ở cấp độ trung bình đến nặng chiếm 40% tổng số vườn được điều tra. Những vườn cam này có năng suất trái thấp hơn 2 - 6 lần so với vườn cam không bị bệnh vàng lá thối rễ, giảm 85% năng suất trái. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết các vườn cam được bón phân vô cơ mất cân đối, đa số không có phân hữu cơ. Bệnh vàng lá thối rễ gây giảm mạnh năng suất trái vườn cam sành. Từ khóa: Bệnh vàng lá thối rễ, cam sành, hiện trạng canh tác, năng suất trái, phân hữu cơ
Trích dẫn: Nguyễn Ngọc Thanh, Tất Anh Thư, Mai Thị Cẩm Trinh, Dương Minh Viễn và Võ Thị Gương, 2018. Đánh giá một số đặc tính lý hóa học và sinh học đất trên vườn cam sành (Citrus nobilis) bị bệnh vàng lá thối rễ tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6B): 72-81.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên