Nghiên cứu nhằm xác định quy trình ương thích hợp cho tăng trưởng, tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức: (1) ương ấu trùng theo quy trình sử dụng hóa chất; (2) ương ấu trùng theo quy trình sử dụng ozone; (3) ương ấu trùng theo quy trình sử dụng kháng sinh. Ấu trùng được bố trí trong bể 1,6 m3 với mật độ 200 con/L và độ mặn 30 ‰. Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ vi khuẩn tổng, Vibrio spp và tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên ấu trùng thấp nhất ở nghiệm thức sử dụng ozone lần lượt là 0,86 x 104 cfu/mL, 0,16 x 104 cfu/mL và 6,40% khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại. Chỉ số biến thái, tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng qua các giai đoạn ở nghiệm thức sử dụng ozone cao hơn (p<0,05) so với nghiệm thức sử dụng hóa chất. Tỷ lệ sống đến giai đoạn Cua 1 cao nhất ở nghiệm thức sử dụng ozone (8,81%) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nghiệm thức sử dụng kháng sinh (7,23%), nhưng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với nghiệm thức sử dụng hóa chất (2,29%). Tương tự, tỷ suất lợi nhuận cao nhất ở nghiệm thức sử dụng ozone (1,35) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với nghiệm thức sử dụng kháng sinh (0,85),...
Trích dẫn: Nguyễn Việt Bắc và Vũ Ngọc Út, 2020. Ảnh hưởng của tần suất xử lý ozone lên chất lượng trứng cua biển (Scylla paramamosain). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(5B): 176-183.
Trích dẫn: Nguyễn Việt Bắc và Vũ Ngọc Út, 2020. Ảnh hưởng của tần suất sử dụng ozone đến tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(6B): 237-245.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên