Thông tin chung: Ngày nhận bài: 12/07/2020 Ngày nhận bài sửa: 10/09/2020 Ngày duyệt đăng: 28/12/2020 Title: Effects of different application frequencies of ozone disinfection on metamorphosis and survival rate of mud crab larvae (Scylla paramamosain) Từ khóa: Ấu trùng, cua biển, ozone, Scylla paramamosain Keywords: Mud crab, larvae, ozone, Scylla paramamosain | ABSTRACT Effects of different application frequencies of ozone disinfection on metamorphosis and survival rate of mud crab larvae (Scylla paramamosain) were carried out to improve the production and survival rate of mud crab larviculture. The experiment was conducted with four treatments in triplicates including (1) control (using iodine) and ozone disinfection at (2) every day; (3) every 2 days, and (4) every 3 days. The larvae were stocked in 50 L tanks at a density of 200 larvae/L. The ozone generator (4g/h) supplied ozone for the tanks through 3 vinyl pipes connected with air stones. The results showed that total bacteria count, Vibrio count and parasitic prevalence in ozone disinfected treatment were 2.2 x 103 cfu/mL, 0.20 x 103 cfu/mL and 4,86%, respectively; and were the highest compared to others (p<0.05). The metamorphosis and total length of all larval stages in the treatments applyiing ozone were significantly higher than the control treatment (p<0,05). Survival rate of Crab-1 in every 2 days ozone disinfected treatment was the highest (10,5 %) and significantly higher than that of other treatments (p<0,05). The results suggested that ozone disinfection could be applied every 2 days in mud crab larviculture to control bacteria and parasitic infection without compromising on the larval survival. TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của tần suất xử lý ozone đến tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) được thực hiện nhằm nâng cao năng suất và tỷ lệ sống trong ương ấu trùng cua biển. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức với tần suất xử lý ozone khác nhau gồm (1) đối chứng, (2) xử lý ozone 1 ngày/lần, (3) xử lý ozone 2 ngày/lần và (4) xử lý ozone 3 ngày/lần. Mật độ ấu trùng bố trí trong thí nghiệm là 200 con/L. Máy ozone có công suất 4 g/h, lắp với 3 vòi sục có gắn đá bọt. Kết quả thí nghiệm cho thấy, mật độ vi khuẩn tổng, Vibrio và tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên ấu trùng sau khi xử lý ozone thấp nhất ở nghiệm thức tần suất 1 ngày/lần, lần lượt là 2,2 x 103 cfu/mL, 0,20 x 103 cfu/mL và 4,86% khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại. Chỉ số biến thái, tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng qua các giai đoạn ở các nghiệm thức có xử lý ozone cao hơn (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng. Tỷ lệ sống đến Cua 1 cao nhất ở nghiệm thức xử lý ozone với tần suất 2 ngày/lần (10,5%) khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xử lý ozone với tần suất 2 ngày/lần giúp kiểm soát tốt vi khuẩn và kí sinh mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển. |