Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số Nông nghiệp 2016 (2016) Trang: 17-22
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận: 05/08/2016

Ngày chấp nhận: 25/10/2016

 

Title:

Large liver fluke (Fasciola sp.) infection of cattle in the Mekong Delta and results of treatment trials

Từ khóa:

Bò, Fasciola, Tỷ lệ nhiễm, Cường độ nhiễm, Đồng bằng Sông Cửu Long

Keywords:

Cow, Fasciola sp., prevalence, intensity, Mekong Delta

ABSTRACT

The study aimed to survey the prevalence of Fascioliasis in cattle in the Mekong Delta. A total of 2768 fecal samples and 773 necropsies cattle from 3 provinces (Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang) were collected to have liver flukes examined. Albendazole was evaluated its effecicacy in 30 infected cattles, having the Fasciola infective intensity from 2+. The results showed that cattles in Mekong Delta were infected by Fasciola with 15.30%. The infection rate of Fasciola in cattle in Ben Tre occupied the highest rate of 15.97%, followed by Tra Vinh with 15.78%, and the lowest one was in cattles in Soc Trang (14.33%). Domestic cattle had the higher infection rate than that of Sind hybrids cattle (16.28% and 15.73%, respectively), while dairy cows had the lowest infection rate with 7.07%. The infection rate increased in accordance with the host's ages. Methods of farming husbandry also had obvious effects on the prevalence of Fasciola sp. on cattle, namely 19.18% and 8.86% on partly free-range and confined cattle, respectively. All collected liver flukes in cattle in Mekong Delta were identified as Fasciola gigantica. The necropsied method also provided the similar results like the feces examination. The prevalence of Fasciola infection in cattle was 17.21%. The infection rate in Ben Tre, TraVinh and SocTrang province was 17.78%; 17,51% and 16.26%, repectively. The efficacy of single-oral dose (15mg/kg) Albendazole against Fasciola in 10 days treatment was 100% (no Fasciola eggs in stool samples). Albendazole was generally safe with no side-effects recorded during the experiment period.

TÓM TẮT

Qua kiểm tra 2768 mẫu phân bò, mổ khám 773 con bò tại 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, và Sóc Trăng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và tiến hành thử nghiệm với thuốc albendazole để tẩy trừ 30 bò nhiễm Fasciola sp. ở cường độ nhiễm từ 2+ trở lên. Kết quả cho thấy: tình hình nhiễm sán lá gan qua kiểm tra phân tại ĐBSCL chiếm tỷ lệ nhiễm 15,35%. Trong đó, bò ở tỉnh Bến Tre có tỷ lệ nhiễm sán lá gan 15,97% cao nhất, kế đến là bò nuôi ở tỉnh Trà Vinh (15,78%) và nhiễm thấp nhất là ở tỉnh Sóc Trăng (14,33%). Bò địa phương có tỷ lệ nhiễm 16,28% cao hơn tỷ lệ nhiễm của bò lai Sind 15,73% và nhiễm thấp nhất ở bò sữa 7,07%. Bò nhiễm sán lá gan có khuynh hướng tăng dần theo lứa tuổi. Phương thức nuôi có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nhiễm với 19,18% ở hình thức nuôi bán chăn thả và 8,86% đối với nuôi nhốt. Qua mổ khám, thu thập và định danh phân loài các mẫu sán lá gan lớn đang lưu hành và gây hại trên bò ở các tỉnh ĐBSCL là loài sán lá gan Fasciola gigantica với tỷ lệ nhiễm chung là 17,21%, trong đó bò tỉnh Bến Tre nhiễm 17,78% cao nhất, kế đến là bò ở tỉnh Trà Vinh (17,51%) và nhiễm thấp nhất ở bò tỉnh Sóc Trăng (16,26%). Kết quả này trùng hợp với kết quả kiểm tra phân trên địa bàn 3 tỉnh. Thuốc albendazole liều 15mg/kg thể trọng cho uống một lần duy nhất cho hiệu quả tẩy sạch sán lá gan 100% sau thời gian 10 ngày sử dụng thuốc. Thuốc an toàn và không gây phản ứng phụ trong điều trị.

Trích dẫn: Hà Huỳnh Hồng Vũ, Nguyễn Hồ Bảo Trân và Nguyễn Hữu Hưng, 2016. Tình trạng nhiễm sán lá gan lớn trên bò tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và thử hiệu quả tẩy trừ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 2): 17-22.

Các bài báo khác
Số Nông nghiệp 2014 (2014) Trang: 8-12
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...