Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
421 (2021) Trang: 90-95
Tạp chí: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Liên kết:

Hiện nay, diện tích và mật độ thâm canh trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long khá cao có thể khiến ô nhiễm nước mặt gia tăng. Việc xử lý nước thải NTTS cần cân nhắc sao cho hiệu quả với giá thành hợp lý. Nghiên cứu này thử nghiệm khả năng áp dụng mô hình đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm phương ngang (HSSFCW) với các loại thực vật chọn lựa có để xử lý nước thải nuôi ếch thương phẩm. Thực nghiệm được thực hiện tại thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp từ tháng 6/2020 đến tháng 10/2020. Hệ thống HSSFCW được thiết kế với vật liệu nền là đá cấp phối 1 x 2 cm và cát thô, thực vật được chọn là cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides L.) và cỏ Voi (Pennisetum setaceum), là loại thực vật quen thuộc trong vùng. Hệ thống này phù hợp với quy mô nhỏ và trung bình theo quản lý cấp gia đình. Hệ thống được tải nạp thủy lực nước thải từ ao nuôi ếch với mức đầu vào là 132 mm/ngày và thời gian tồn lưu là 5 ngày. Các kết quả thí nghiệm cho thấy, mô hình cho khả năng xử lý COD, BOD5, TSS, TN và TP là của cỏ Vetiver đạt hiệu suất cao nhất, tương ứng với 83,9%, 85,9%, 87,3%, 71,8% và 88,9% và đạt QCVN 40:2011-BTNMT (cột A); tiếp theo là cỏ Voi cũng xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011-BTNMT (cột A).

 
Các bài báo khác
Số Môi trường 2015 (2015) Trang: 174-182
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...