Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng ứng dụng tro bay kết hợp với xỉ đáy từ nhà máy đốt rác để phát điện ở thành phố Cần Thơ trong sản xuất gạch lót vỉa hè không nung. Trong nghiên cứu này, hỗn hợp tro bay và xỉ đáy (tỷ lệ trộn tro bay/ xỉ đáy là 20/80) được sử dụng như cốt liệu nhỏ để thay cát tự nhiên trong cấp phối chế tạo gạch ở các tỷ lệ thay thế lần lượt là 0%, 10%, 20%, 30% theo khối lượng. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc thay thế cát tự nhiên bằng hỗn họp tro-xỉ làm tăng độ hút nước, tăng độ mài mòn và giảm độ bền uốn của các mẫu gạch. Sau 28 ngày bảo dưỡng, giá trị cường độ chịu uốn, độ hút nước và độ mài mòn của mẫu gạch đối chứng (không chứa tro-xỉ) lần lượt là 6,56 MPa, 2,37% và 0,31 g/cm3. Trong khi đó, các giá trị tương tự đối với các mẫu gạch chứa 10 – 30% tro-xỉ dao động tương ứng trong khoảng 4,08 – 5,16 MPa, 2,51 – 3,07% và 0,34 – 0,38 g/cm3. Kết quả này chứng tỏ có thể sử dụng hỗn hợp tro-xỉ từ nhà máy đốt rác để thay thế một phần cát tự nhiên trong sản xuất gạch gạch lót vỉa hè không nung, thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành TCVN 7744:2013.
Nguyễn Văn Tuyến, Phạm Văn Toàn, Nguyễn Hữu Chiếm, Lê Anh Tuấn, Văn Phạm Đăng Trí, 2015. TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC TRỮ ĐỂ TƯỚI CHO CÂY BẮP VÀO MÙA KHÔ Ở HUYỆN CHÂU PHÚ, TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. MT2015: 174-182
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên