Trong việc giải bài toán ngược thăm dò trọng lực, xác định độ sâu bồn trầm tích có ý nghĩa quan trọng trong thăm dò dầu khí. Trong bài báo, độ sâu bồn trầm tích 3D được tính từ dị thường trọng lực sử dụng phương pháp giảm dốc nhất (SD – Steepest Descent). Phương pháp này cho phép cực tiểu hàm mục tiêu dựa trên đạo hàm bậc nhất và điều chỉnh độ dài bước bằng phương pháp lặp, với biến là độ sâu các khối hình hộp chữ nhật đặt liền kề theo phương x, y có hiệu mật độ giảm theo độ sâu theo quy luật hàm parabôn. Hàm mục tiêu sử dụng là hàm sai số bình phương trung bình giữa dị thường trọng lực đo và dị thường tính. Phương pháp đề xuất được kiểm tra trên mô hình cho thấy độ sâu bồn trầm tích tính được hầu như trùng khớp với độ sâu mô hình ban đầu; sau đó phương pháp được áp dụng để tính độ sâu bồn trầm tích 3D từ dị thường trọng lực địa phương thuộc địa phận tỉnh Bạc Liêu. Kết quả phân tích là phù hợp với những công bố trước đây, tuy nhiên thời gian tính toán được rút ngắn đáng kể, nên phương pháp này có thể được mở rộng phân tích dữ liệu trên diện rộng.
Từ khóa: độ sâu bồn trầm tích 3D, giảibài toán ngược, hàm mục tiêu, hàm parabôn, phương pháp giảm dốc nhất.
Trích dẫn: Lương Phước Toàn, 2018. Phân tích tài liệu trọng lực 2-D vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng các thuật giải tối ưu toàn cục. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(3A): 1-11.
Lương Phước Toàn, Đỗ Đăng Trình, 2014. XÁC ĐỊNH MẶT MÓNG KẾT TINH CỦA MỘT SỐ DỊ THƯỜNG TRỌNG LỰC Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG THUẬT GIẢI DI TRUYỀN NHỊ PHÂN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 1-9
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên