Qua quan sát thực tế chúng ta thấy ve đeo bám lên cơ thể ong nuôi dưỡng nhiều hơn là đeo bám lên cơ thể của ong thu hoạch phấn hoa. Điều nầy cho thấy chúng có chọn lọc ký chủ để vừa hút dưỡng chất và vừa để dùngong làm phương tiện di chuyển đến những ô lăng nhộng chưa vít nắp, để chui vào bên trong đẻ trứng. Thức ăn của ve Varroa destructor là hợp chất hydrocarbon có trong thành phần tạo nên lớp vỏ kitin của ong mật. Tuy nhiên, hợp chất nầy có hàm lượng thay đổi theo độ tuổi của ong thợ. Như vậy là có mối liên quan giữa sự thay đổi hàm lượng hydrocarbon và mật độ ve bám lên ong thợ giống Apis mellifera. Trong quá trình nghiên cứu của mình trong điều kiện phòng thí nghiệm sinh học và quan sát tại trại nuôi ong thực nghiệm ở trường đại học Udine miền Đông bắc nước ý, nhóm tác giả Fabio Delpiccolo, Nazzi F. và cộng sự đã tìm ra được lời giảito th đáp rằng: những con ong đi thu hoạc phấn hoa có nhiều chất hydrocarbon có công thức là (Z)-8-heptadecene nhiều hơn ong nuôi dưỡng. Chất nầy gây mùi khó chịu đối với ve nên chúng không thích đeo bám và ký sinh lên ong trưởng thành thu hoạch phấn hoa.
Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI VI KHÍ HẬU TRONG VÀ NGOÀI TỔ ĐẾN SỨC ĐẺ TRỨNG CỦA ONG CHÚA VÀ HÀM LƯỢNG NƯỚC CÓ TRONG MẬT ONG TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE VÀ HUYỆN KẾ SÁCH, TỈNH SÓC TRĂNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 35: 54-64
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên