Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm ra phân vi sinh thích hợp (các phân vi sinh có chứa vi khuẩn Cellulomonas flavigena, Azospirillum sp. và vi khuẩn Pseudomonas sp.) lên sự sinh trưởng, năng suất lúa trong điều kiện có chôn vùi rơm rạ tươi. Thí nghiệm được bố trí trong chậu (cao 25 cm, rộng 30 cm) theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 6 lần lặp lại (mỗi lần lặp lại là 1 chậu) và 10 nghiệm thức (NT). NT1: không sử dụng phân vi sinh và N-P-K; NT2: 80N-60P2O5-30K2O; NT3: sử dụng phân vi sinh có chứa vi khuẩn C. flagevina; NT4: sử dụng phân vi sinh có chứa 3 vi khuẩn (C. flavigena, Azospirillum sp., Pseudomonas sp.); NT5: sử dụng vi khuẩn C. flavigena + 30 K2O; NT6: sử dụng vi khuẩn (C.flavigena, Azospirillum sp., Pseudomonas sp.); NT7: sử dụng vi khuẩn C. flavigena + 40N-30P2O5-30K2O; NT8: sử dụng vi khuẩn (C. flavigena, Azospirillum sp., Pseudomonas sp.) + 40N-30P2O5-30K2O; NT9: sử dụng vi khuẩn C. flavigena + 60N-45P2O5-30K2O; NT10: sử dụng vi khuẩn (C. flavigena, Azospirillum sp., Pseudomonas sp.) + 60N-45P2O5-30K2O. Kết quả cho thấy khi sử dụng phân vi sinh có chứa vi khuẩn Cellulomonas flavigena kết hợp giảm 25% lượng đạm và lân (60N-45P2O5-30K2O), có hiệu quả gia tăng chiều cao, số chồi, pH dịch đất, khối lượng rễ, số bông, số hạt, tỷ lệ hạt chắc, cuối cùng giúp gia tăng năng suất (tương đương với sử dụng 100% phân hóa học) và hệ số kinh tế.
Trích dẫn: Mai Vũ Duy, Nguyễn Thành Hối, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Thúy Quyên và Nguyễn Mạnh Tường, 2016. Ảnh hưởng của độ sâu làm đất và biện pháp xử lí rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất lúa trồng trên đất phèn tại tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 4): 101-108.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên