Maintaining natural enemies for biological control has been considered as one of important goals in sustainable agriculture. The aim of this study was to evaluate the effectiveness of the model in which some flowers were intercropped with the bitter gourd in the field in order to attract and provide nutritions for natural enemies. Results indicated that there was significant difference in insect pests collected among the treatments (Pnt = 0,00). In the first trial, insect pests collected in the X3, X1, and X2 were low and significantly different in comparison with X0 treatment. In the second trial, X2 and X3 treatments provided the lowest density of insect pests meanwhile the pest density of X1 treatment in comparison with the highest one (X0) was relatively high in the experiment field. In addition, the numbers of natural enemies collected in X2 (Cosmos sulphureus) and X3 (Cosmos sulphureus and Lantana camara) were siginifcantly higher than that of the control treatment X0. The treatments of intercropping Cosmos sulphureus and Lantana camara attracted some natural enemies such as lady beetles, spiders, and parasitoids effectively in comparion with that of control treatment, resulting in the suppression of some bitter gourd’s pest development. Therefore, the role of flowers and natural enemies in the sustainable agricultural system was discussed in this study.
TÓM TẮT
Duy trì nguồn thiên địch trên đồng ruộng nhằm kiểm soát sâu hại là một trong những mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững. Thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả trồng bổ sung hoa sao nhái và hoa ngũ sắc vào ruộng khổ qua nhằm thu hút và tạo nguồn dinh dưỡng cho các loài thiên địch. Qua bảng kết quả thống kê tổng mật số sâu hại có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm (Pnt = 0,00). Lần khảo sát đầu tiên số lượng sâu hại trên nghiệm thức X3 (có bố trí hoa sao nhái và hoa ngũ sắc bên cạnh), X1 (bố trí hoa ngũ sắc bên cạnh) và X2 (bố trí hoa sao nhái bên cạnh) thấp hơn, khác biệt có ý nghĩa so với số lượng sâu hại trên nghiệm thức X0 (không bố trí hoa bên cạnh). Lần khảo sát thứ hai, nghiệm thức X2, X3 cho mật độ sâu hại ít nhất, nghiệm thức X1 xuất hiện với mật số tương đối cao và ở nghiệm thức X0 cho mật số cao nhất. Số lượng thiên địch trên nghiệm thức X2 và X3 cao hơn, khác biệt có ý nghĩa so với số lượng thiên địch trên nghiệm thức X0 (Pnt = 0,00). Các nghiệm thức trồng bổ sung hoa đã thu hút và duy trì một số loài thiên địch trên ruộng khổ qua như bọ rùa, nhện bắt mồi và ong ký sinh. Ý nghĩa của việc trồng bổ sung hoa để duy trì thiên địch trong hệ thống rau sinh thái được thảo luận trong nghiên cứu này.
Trích dẫn: Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Đặng Thanh Nghĩa, Nguyễn Minh Hoàng và Nguyễn Bảo Quốc, 2016. Khảo sát hiệu lực phòng trừ sinh học sâu tơ (Plutella xylostella L.) hại rau ăn lá từ dịch chiết thô lá cây ngũ sắc (Lantana camara L.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46b: 54-60.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên