Nghiên cứu này nhằm xác định hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ tuyến trùng ký sinh rễ cam quýt thân thiện với môi trường. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 22 nghiệm thức: đối chứng; dung dịch Ca(OH)2, KOH (pH: 10, 11, 12); dịch trích cây sài đất, lá neem, lá tràm ta nồng độ 10%, 20% và 30%; nấm Paecilomyces lilacinus 10, 20 và 40 kg/ha; nấm Trichoderma sp. 20, 40 và 80 kg/ha, mỗi nghiệm thức có 5 lần lặp lại. Dung dịch Ca(OH)2 (pH: 11 và 12), dịch trích cây sài đất, lá neem, lá tràm ta nồng độ 10%, 20% và 30% cho hiệu quả nhanh nhưng giảm dần theo thời gian, hiệu quả phòng trừ tuyến trùng ký sinh trong đất đạt 67,8 – 86,5% (20 ngày sau khi xử lý - NSKXL), ở rễ đạt 59,8 – 89,4% (100 NSKXL). Dung dịch Ca(OH)2 (pH: 10) và KOH (pH: 10, 11 và 12) có hiệu quả nhanh, trong đất đạt 51,6 – 60,3% (20 NSKXL), kéo dài đến 40 và 60 NSKXL sau đó giảm dần, ở rễ đạt 59,1 – 66,9% (100 NSKXL). Nấm Paecilomyces lilacinus (10, 20 và 40 kg/ha) và nấm Trichoderma sp. (20, 40 và 80 kg/ha) có hiệu quả chậm hơn và tăng dần theo thời gian, ở 100 NSKXL, hiệu quả phòng trừ tuyến trùng ký sinh trong đất đạt 69,6 – 80,4% và ở rễ đạt 59,7 – 82,9%.,...
Trích dẫn: Nguyễn Bá Phú, Nguyễn Quốc Sĩ và Nguyễn Bảo Vệ, 2016. Khảo sát đặc tính hình thái thực vật của quýt Đường không hạt được phát hiện năm 2014 tại xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 100-106.
Nguyễn Bá Phú, Nguyễn Bảo Vệ, Trần Nhân Dũng, Bùi Thị Cẩm Hường, 2011. NHẬN DIỆN VÀ XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA HAI CÁ THỂ QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG HỘT ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG DẤU PHÂN TỬ DNA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20a: 108-118
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên