Nghiên cứu được thực hiện nhằm ghi nhận đặc điểm sinh học hoa và sự phát triển trái của cây nhãn không hạt được phát hiện tại Sóc Trăng. Kết quả cho thấy (i) một số đặc điểm sinh học của hoa cây nhãn không hạt khác với cây nhãn Long: chiều rộng phát hoa nhỏ hơn, số lượng hoa ít hơn, hoa có từ 2-3 cánh và bao phấn màu trắng. Nguyên nhân không hạt của cây nhãn không hạt có thể là do hạt phấn hoàn toàn bất dục; (ii) trái nhãn không hạt ở các tuần đầu có kích thước và khối lượng lớn hơn trái nhãn Long, từ tuần thứ 9 thì nhỏ hơn trái nhãn Long. Thịt trái của trái nhãn không hạt bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 6. Từ tuần thứ 11 khối lượng thịt trái nhỏ hơn của cây nhãn Long. Khối lượng mài của cây nhãn không hạt ít thay đổi qua các tuần và khối lượng thấp hơn khối lượng hạt của cây nhãn Long từ tuần thứ 6. Cây nhãn không hạt có 89,0% trái không hạt, 11,0% trái hạt tiêu và không có trái hạt chắc khi thu hoạch.
Trích dẫn: Nguyễn Bá Phú, Nguyễn Quốc Sĩ và Nguyễn Bảo Vệ, 2016. Khảo sát đặc tính hình thái thực vật của quýt Đường không hạt được phát hiện năm 2014 tại xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 100-106.
Nguyễn Bá Phú, Nguyễn Bảo Vệ, Trần Nhân Dũng, Bùi Thị Cẩm Hường, 2011. NHẬN DIỆN VÀ XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA HAI CÁ THỂ QUÝT ĐƯỜNG KHÔNG HỘT ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG DẤU PHÂN TỬ DNA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 20a: 108-118
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên