Trong xã hội hiện đại ngày nay, các lễ hội có thể đã dần mất đi tính thiêng nhưng do nhu cầu cố kết cộng đồng nên chúng vẫn được duy trì với những hình thái biến đổi văn hóa. Lễ hội cúng trăng (Ok Om Bok) của người Khmer vùng Tây Nam Bộ cũng nằm trong “dòng chảy” biến đổi của thời đại, nhất là khi lễ hội được nâng cấp thành lễ hội mang tầm quốc gia. Trước xu thế phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, lễ hội cúng trăng không chỉ bị biến đổi trong nội tại của những người dân địa phương mà còn bị tác động bởi những hoạt động của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua quá trình khảo sát người dân Khmer tham dự lễ hội Ok Om Bok tại tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh; chúng tôi nhận thấy lễ hội cúng trăng đã ít nhiều có sự biến đổi. Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất những giá trị văn hóa Khmer cần bảo tồn và phát huy trong điều kiện phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nam Bộ hiện nay.
Tạp chí: Hội thảo quốc tế "Phát triển bền vững nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch địa phương trong bối cảnh hội nhập và thúc đẩy khởi nghiệp", Viện Khoa học Giáo dục Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố Đà Lạt, 08/2019
Tạp chí: Hội thảo "Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông nước Đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình hội nhập và phát triển", tại Trường Đại học Cần Thơ, ngày 28/11/2017
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên