The role of Typha orientalis in constructed wetlands for treatment close-recirculated intensive catfish culture
Từ khóa:
Bồn bồn, cá Tra, đất ngập nước kiến tạo, đạm, lân, xử lý bằng thực vật
Keywords:
Typha orientalis L., Pangasianodon hypophthalmus, constructed wetlands, nitrogen, phosphorus, phytoremediation
ABSTRACT
The purpose of the study was to evaluate treatment performance of vegetated and unvegetated horizontal sub-surface flow in constructed wetlands in purifying intensive catfish wastewater. The re-growth ability of Typha orientalis L., its biomass and nutrient uptake were determined in this study. The treatment systems were operated with recirculation rate of 200% of fish tank volume per day. Excessive nutrients of discharged water from fish tank were purified in the wetlands and re-circulated back to the original tank. Nitrogen and phosphorus concentration were in a suitable range for normal catfish growth during the culture period of 4 months without any water-exchanged. Remarkably, T. orientalis helped to further remove about 17%N and 34%P from wastewater via vegetative uptake. In addition, algae growth and clogging were observed solely in the unplanted wetlands. The results indicated that T. orientalis played an important role in nutrient removal and in improving wetlands condition by time.
TóM TắT
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống đất ngập nước kiến tạo chảy ngầm ngang có trồng cây và không trồng cây trong việc làm sạch nước thải nuôi cá Tra thâm canh. Khả năng tái sinh, sinh khối và hấp thu dinh dưỡng của Bồn bồn (Typha orientalis L.) được đánh giá trong nghiên cứu này. Các hệ thống xử lý được vận hành với tốc độ tuần hoàn là 200% thể tích nước trong bể cá mỗi ngày. Dinh dưỡng thừa trong nước bể nuôi cá sẽ được làm sạch tại hệ thống đất ngập nước kiến tạo và sau đó được bơm trở lại bể cá. Nồng độ đạm và lân trong nước bể cá vẫn đảm bảo sự phát triển bình thường cho cá Tra trong suốt 4 tháng nuôi không thay nước. Đặc biệt, Bồn bồn đã góp phần loại bỏ 17%N và 33,8%P từ nước thải thông qua quá trình hấp thu vào sinh khối thực vật. Ngoài ra, hiện tượng tảo phát triển và chất nền bị nghẽn chỉ ghi nhận trên hệ thống không trồng cây. Kết quả cho thấy, Bồn bồn đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất dinh dưỡng và cải thiện điều kiện hệ thống xử lý theo thời gian.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên