Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát hiệu quả chống oxy hóa và bảo vệ gan của cây Mơ lông Paederia lanuginosa W. thuộc chi Paederia, họ Cà phê (Rubiaceae). Thành phần hóa học của dịch chiết methanol lá Mơ lông được xác định có chứa alkaloid, flavonoid, glycoside, phenol, tannin, triterpenoid. Hàm lượng polyphenol và flavonoid có trong lá Mơ lông lần lượt là 16,55±0,08 mg GAE/g, 329,44±2,04 mg GAE/g. Hoạt tính chống oxy hóa in vitro của lá Mơ lông đã được khảo sát bằng các phương pháp 2,2–diphenyl–1–picrylhydrazyl (DPPH) và khử sắt (reducing power, RP). Kết quả chứng minh, lá Mơ lông có khả năng chống oxy hóa cao với nồng độ loại bỏ 50% gốc tự do (scavenging capacity of 50%, SC50) SC50 = 72,93±0,95 µg/mL và OD0,5 = 362,12±35,04 µg/mL, lần lượt cao hơn chất chuẩn vitamin C và BHA là 1,57 lần và 11,99 lần. Hiệu quả bảo vệ gan được khảo sát trên chuột tổn thương gan bằng carbon tetrachloride (CCl4) pha trong dầu olive (tỉ lệ 1:4) liều 2,5 mL/kg trọng lượng/ lần × 1 lần/ ngày bằng đường uống. Sau 1 giờ gây tổn thương gan, chuột được cho uống dịch chiết lá Mơ lông liều 100, 200 và 400 mg/kg trọng lượng chuột/ lần × 1 lần/ ngày; Chất chuẩn silymarin được sử dụng như chất đối chứng dương liều 16 mg/kg trọng lượng/ lần × 1 lần/ ngày. Sau 4 tuần khảo sát, kết quả cho thấy dịch chiết lá Mơ lông có hiệu quả bảo vệ gan dựa trên sự giảm hàm lượng enzyme chỉ thị chức năng gan ở các liều khảo sát 100, 200 và 400 mg/kg lần lượt là: ALT (56,68±9,36%, 90,44±17,64% và 94,07±8,88%) và AST (79,14±12,25%, 99,21±12,92% và 99,69±11,27%) so với nhóm chuột gây tổn thương gan bởi CCl4 không được điều trị. Kết quả phân tích mô bệnh học gan chuột được điều trị bằng lá Mơ lông cho thấy mô gan được cải thiện so với nhóm đối chứng bệnh, sự cải thiện này tương đương với nhóm điều trị bằng silymarin. Kết quả chứng minh được hiệu quả của loại cao này trong hoạt động chống oxy hóa và bảo vệ gan.
Trích dẫn: Phan Kim Định, Võ Thị Mỹ Huyền, Trịnh Dương Hạnh My, Lê Thị Điểm, Trần Chí Linh, Nguyễn Trọng Tuân và Đái Thị Xuân Trang, 2020. Nghiên cứu một số hoạt tính sinh học của cao chiết methanol cây lưỡi rắn trắng (Hedyotis diffusa Willd.). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học tự nhiên)(2): 103-114.
Trích dẫn: Phan Kim Định, Nguyễn Trọng Tuân và Đái Thị Xuân Trang, 2019. Hoạt tính chống oxy hóa và bảo vệ gan của cao chiết lá gáo trắng (Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(5A): 24-31.
Trích dẫn: Phan Kim Định, Nguyễn Thị Thanh Lan, Nguyễn Trọng Tuân và Đái Thị Xuân Trang, 2018. Khảo sát khả năng bảo vệ gan của cao methanol lá Mơ Leo (Paederia scandens L.) trên chuột tổn thương gan bằng carbon tetrachloride. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(7A): 94-100.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên