Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
2 (2016) Trang: 253-259
Tạp chí: Tạp chí Công nghệ Sinh học
Liên kết:

Hiệu quả bảo vệ gan của cao methanol rễ cây Ô rô trên chuột tổn thương gan bằng carbon tetrachloride (CCl4) được khảo sát thông qua hiệu quả giảm enzyme chỉ thị chức năng gan là ALT (alanine aminotransferase) và AST (aspartate aminotransferase). Chuột được gây tổn thương gan bằng CCl4 pha trong dầu olive với tỷ lệ 1:4 với liều uống là 0,2 ml/ lần/ ngày và uống mỗi ngày trong thời gian 4 tuần (hoặc 8 tuần). Hiệu quả bảo vệ gan của cao methanol rễ cây Ô rô được thực hiện bằng cách cho chuột uống cao Ô rô nồng độ 15, 30 và 45 mg/kg trọng lượng chuột sau 1 giờ uống CCl4. Silymarin là chất có khả năng bảo vệ gan thương mại được sử dụng như đối chứng dương. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sau 4 tuần thí nghiệm hàm lượng AST giảm lần lượt 86,6%, 86,3%, 85,3%, ALT giảm lần lượt 83,9%, 83,8%, 81,4%. Sau 8 tuần thí nghiệm kết quả cho thấy cao Ô rô ở nồng độ 30 mg/kg trọng lượng chuột có hàm lượng AST giảm 95,1% và ALT giảm 94,4% cao hơn so với nhóm chuột được uống cao Ô rô ở hai nồng độ còn lại. Hiệu quả bảo vệ gan của rễ cây Ô rô có thể so sánh tương đương với sylimarin khi sử dụng liều 16 mg/kg trọng lượng. Tiêu bản hiển vi lát cắt ngang gan chuột cho thấy tế bào gan của nhóm chuột được điều trị bằng rễ Ô rô nồng độ 45 mg/kg phục hồi đáng kể so với nhóm chuột không được điều trị. Kết quả định tính thành phần hóa học xác định rễ Ô rô chứa các hợp chất alkaloid, flavonoid, triterpenoid, steroid, glycoside và phenol.

Các bài báo khác
Tập 56, Số CĐ Tự nhiên (2020) Trang: 103-114
Tải về
Tập 55, Số 5 (2019) Trang: 24-31
Tải về
Tập 54, Số 7 (2018) Trang: 94-100
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...