In vegetables-growing areas in the Mekong Delta (MD) in Vietnam, phosphorus fertilizer has been used at high rates. This may lead to the increase in available phosphorus (P) in soils and may result in low response of plant to P fertilizer. Objective of the study was, therefore, to investigate response of baby corn (Zea mays L.)to phosphorus fertilizer in major vegetables-growing areas in the MD in screen house condition. The experiment was designed in randomized complete blocks with 3 replications and 2 factors: (i)with and without P fertilizer application (90kg Pư2O5ư/ha and 0 kgPư2O5ư/ha, respectively), and (ii) soils which have low to high available phosphorus content by Bray 1 method in Thot Not ? Cantho (13.10 - 120.30 mgP/kg), Cho Moi? An Giang (6.82 - 87.22 mgP/kg), Binh Tan - Vinh Long (5.68 - 76.91 mgP/kg), and Chau Thanh Tra Vinh (4.12 - 223.97 mgP/kg). Results showed that in almost all soils, application of P did not increased plant height, stem diameter, dry biomass and yield. Except in some cases, plant yields had response to phosphorus fertilizer although soils had high P available content. Therefore the study should be conducted in more crops to confirm response of baby corn to P fertilizer in these soils, and the study on ability of P fixation/release in soils is needed for a good recommendation of P fertilizer rate in vegetables - growing areas in theMekong Delta.
Keywords: Baby corn, phosphorus fertilizer, vegetables, available P in soils, Mekong Delta
Title: Response of baby corn (Zea mays L.) to phosphorus fertilizer at the greenhouse condition grown in vegetable soil of the Mekong Delta
Tóm tắt
Trên các vùng chuyên canh rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long, phân lân được sử dụng cho cây trồng với liều lượng rất cao. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất, có thể dẫn đến sự đáp ứng thấp của cây trồng đối với phân lân. Do đó đề tài được thực hiện nhằm đánh giá sự đáp ứng của cây bắp rau với phân lân trên các vùng trồng rau lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố có bón lân (90kg Pư2O5ư/ha) và không bón lân trên 40 loại đất có hàm lượng lân dễ tiêu (Bray 1) từ thấp đến cao ở Thốt Nốt ? Cần Thơ (13,10 - 120,30 mgP/kg), Chợ Mới ? An Giang (6,82 - 87,22 mgP/kg), Bình Tân - Vĩnh Long (5,68 - 76,91 mgP/kg), và Châu Thành - Trà Vinh (4,12 - 223,97 mgP/kg). Kết quả thí nghiệm cho thấy nhìn chung đa số đất thí nghiệm có hàm lượng lân dễ tiêu cao, nên việc bón lân không làm tăng chiều cao cây, đường kính thân, sinh khối và năng suất bắp rau, ngoại trừ trên đất ở một số điểm mặc dù có hàm lượng lân trung bình hoặc cao, nhưng có sự đáp ứng của cây trồng đối với phân lân. Do đó thí nghiệm cần được tiếp tục thực hiện để xác định hiệu quả của việc bón lân sau nhiều vụ canh tác, tìm hiểu khả năng cố định và đệm lân trên các đất thí nghiệm làm cơ sở cho việc khuyến cáo bón phân lân hợp lý trên đất trồng rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long.
Từ khóa: Bắp rau, phân lân, rau màu, lân dễ tiêu trong đất, đồng bằng sông Cửu Long
Phạm Thị Phương Thúy, Nguyễn Mỹ Hoa, Dương Thị Bích Huyền, 2012. KHẢ NĂNG HẤP PHỤ LÂN TRÊN ĐẤT TRỒNG RAU MÀU CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 222-232
Phạm Thị Phương Thúy, Dương Minh Viễn, 2008. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ LÊN THÀNH PHẦN AL, FE, P TRONG ĐẤT VÀ SINH TRƯỞNG BẮP TRÊN ĐẤT PHÈN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 10: 92-100
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên