Four kinds of organic substrates were able to reduce soil exchangeable Al and to improve soil pH and P availability of acid sulfate soil. The experiments showed that after three-month incubation of soils with organic substrates, the organic bound Al and Fe significantly increased. The NaOH-P fraction, i.e. chemi-adsorbed P on the surface of oxides and hydro-oxides Al, Fe strongly increased. The ascending order of organic substrates in reducing Al, Fe toxicity and improvement of P availability were: sugarcane filter cake compost > biogas sludge > pig manure > vermicompost. This study showed that application rate of 60 kg P2O5 ha-1 in form of superphosphate had no effect on reduction of Al toxicity and improvement of P availability of studied soils. Maize growing on soils applied with 60 kg P2O5 and full NK showed the symtoms of P deficiency and bad plant growth.
Keywords: organic matter, P availability, acid sulfate soil, chất hữu cơ, Fe, Al
Tilte: Effects of different organic substrates on soil Al, Fe, P fractions and maize growth on acid sulfate soil
TóM TắT
Thí nghiệm trong chậu đặt trong nhà lưới trên bốn loại phân, bốn lần lập lại với liều lượng bón 10 t.ha-1 đều thấy có tác dụng làm giảm hàm lượng Al trao đổi, cải thiện pH, gia tăng hàm lượng P dễ tiêu trên đất phèn sau 3 tháng bón phân hữu cơ. Hiệu quả cải thiện của phân hữu cơ cho thấy có liên quan đến việc gia tăng hàm lượng Al, Fe liên kết với chất hữu cơ, qua đó giúp giảm tính hoạt động của Al và Fe. Tuy nhiên bón các loại phân hữu cơ cũng làm tăng hầu hết các thành phần P khó tiêu trong đất, trong đó dạng P bị hấp phụ bởi các oxide, hydroxide Al, Fe (NaOH-P) chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo thứ tự giảm dần về hiệu quả đáp ứng cho mục tiêu đề tài, các loại phân nghiên cứu có thứ tự sau: phân bã bùn mía > cặn hầm ủ biogas > phân chuồng > phân trùn. Bón 60 kg P2O5ha-1 dạng superphosphate (Lân Long Thành) không cải thiện đáng kể độc chất Al và độ hữu dụng P. Bắp trồng trên nền bón 60 kg P2O5 trên đất phèn vẫn biểu hiện triệu chứng thiếu P trên lá và cây sinh trưởng còi cọc mặc dù đã cung cấp đầy đủ các nguyên tố N và K.
Phạm Thị Phương Thúy, Nguyễn Mỹ Hoa, Nguyễn Thúy Quyên, 2011. SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CÂY BẮP RAU (ZEA MAYS L.) ĐỐI VỚI PHÂN LÂN TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI TRÊN MẪU ĐẤT CHUYÊN CANH RAU MÀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 19a: 135-142
Phạm Thị Phương Thúy, Nguyễn Mỹ Hoa, Dương Thị Bích Huyền, 2012. KHẢ NĂNG HẤP PHỤ LÂN TRÊN ĐẤT TRỒNG RAU MÀU CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 222-232
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên