Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại hoóc môn steroit lên quá trình chín của noãn bào cá rô biển Pristolepis fasciata (Bleeker, 1851) được thực hiện nhằm xác định khả năng gây chín noãn bào của 3 loại hoóc môn progesteron (P), 17α hydroxyprogesteron (17P) và 17α, 20β dihydroxyprogesteron (17, 20P) trên cá rô biển thông qua sự biến đổi đường kính trứng trước và sau khi tiêm hoóc môn; tỉ lệ noãn bào chín sau khi được tiêm hoóc môn. Nghiên cứu được thực hiện với 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm tương ứng với từng loại hoóc môn steroit ở các mức nồng độ tương ứng là 10, 15, 20 mgP/kg cá cái; 7, 10, 15 mg 17P/kg cá cái và 3, 4, 5 mg 17,20P/kg cá cái. Mỗi mức nồng độ của từng loại hoóc môn được thực hiện trên mỗi cá cái và được lặp lại 3 lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tiêm 3 loại 17,20P, 17P và P ở các liều khác nhau đều có sự đáp ứng làm tăng đường kính noãn bào so với trước khi tiêm; tỉ lệ chín noãn bào đạt cao nhất với hoóc môn P ở liều 20 mg/kg (75,56%), với hoóc môn 17P ở liều 10 mg/kg (75,55%) và với hoóc môn 17,20P ở liều 5 mg/kg cá cái (92,22%).
Phan Phương Loan, Bùi Minh Tâm, Phạm Thanh Liêm, 2014. SỰ PHÁT TRIỂN ỐNG TIÊU HÓA CÁ RÔ BIỂN (PRISTOLEPIS FASCIATA) GIAI ĐOẠN CÁ BỘT ĐẾN CÁ HƯƠNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 123-129
Phan Phương Loan, Bùi Minh Tâm, Phạm Thanh Liêm, 2014. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ RÔ BIỂN (PRISTOLEPIS FASCIATA). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 256-262
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên