Thí nghiệm trên ruộng nông dân trong 2 vụ lúa liên tiếp từ tháng 7/2009 đến tháng 3/2010 ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) và Phụng Hiệp (Hậu Giang) nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng của phân vi sinh BioGro trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng phân đạm trong canh tác lúa cao sản. Trong vụ lúa hè Thu 2009, hiệu quả của bón phân BioGro kết hợp giảm 50% lượng phân đạm hóa học so với kỹ thuật của nông dân được đánh giá. Trong vụ đông xuân 2010, hiệu quả của hiệu quả của loại chất mang vi sinh và phương pháp bón phân đạm hóa học được thử nghiệm. Mỗi thí nghiệm được thực hiện trên 10 ruộng của nông dân với kích thước lô là 1000m2 cho mỗi nghiệm thức. Kết quả cho thấy phân bón vi sinh BioGro với liều lượng 200kg/ha có thể giúp nông dân giảm 50% lượng đạm hóa học trong khi duy trì năng suất lúa như cách bón phân bình thường. Hiệu quả phân BioGro thể hiện rõ hơn nếu kết hợp bón 30-40kg N/ha trong giai đoạn đầu (25 ngày sau khi s) của cây lúa. Bùn ao cá tra có thể thay thế than bùn làm chất mang cho vi sinh trong BioGro.
Trích dẫn: Tô Lan Phương, Trần Thị Khánh Trúc, Châu Mỹ Duyên và Nguyễn Hồng Tín, 2016. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận gói kỹ thuật “1 phải - 5 giảm” trong sản xuất lúa ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 44d: 128-136.
Tô Lan Phương, Đặng Kiều Nhân, Nguyễn Kim Chung, Trần Minh Hải, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BIOGRO, PHƯƠNG PHÁP TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRÊN RUỘNG LÚA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22a: 8-16
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên