Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư hại nhãn. Kết quả phân lập được 105 chủng xạ khuẩn từ đất trồng cây nhãn ở một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Có 19 trong tổng số 105 chủng xạ khuẩn phân lập thể hiện khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư hại nhãn và 6 chủng xạ khuẩn (PĐ2-CT, BM9-VL, VL7-ĐT, CT19-HG, CT35-HG và CT40-HG) có khả năng đối kháng cao với nấm Colletotrichum sp. thể hiện qua bán kính vòng vô khuẩn lớn lần lượt là 8,8 mm; 7,8 mm; 7,8 mm; 7,4 mm; 7,4 mm và 7,6 mm và hiệu suất đối kháng cao lần lượt là 57,33%; 51,11%; 52,44%; 49,78%; 50,22% và 50,22% ở thời điểm 7 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Khả năng phân giải chitin của 6 chủng xạ khuẩn (PĐ2-CT, BM9-VL, VL7-ĐT, CT19-HG, CT35-HG và CT40-HG) cũng được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy chủng PĐ2-CT thể hiện khả năng phân giải chitin cao nhất thông qua bán kính vòng phân giải lớn nhất là 28,00 mm ở thời điểm 9 ngày sau khi cấy.
Tạp chí: Hội thảo khoa học toàn quốc “Chương trình Giáo dục thể chất gắn với phát triển thể thao dân tộc và trò chơi dân gian” tại Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao, Đại học Quốc gia Hà Nội,, ngày 4/11/2023
Tạp chí: Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong kỷ nguyên số- Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, tổ chức tại Hà Nội tháng 3/2023
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên