Bột huỳnh quang LaAlO3 đồng pha tạp Mn4+,Mg2+ đã được nghiên cứu và chế tạo thành công bằng phương pháp đồng kết tủa. Cấu trúc pha, hình thái bề mặt, thành phần và tính chất quang của vật liệu đã được nghiên cứu và khảo sát bằng phương pháp nhiễu xạ tia X, kính hiển vi điện tử quét và phổ huỳnh quang. Phổ huỳnh quang cho thấy bột huỳnh quang phát quang mạnh vùng phổ đỏ xa với đỉnh phát quang cực đại tại 723 nm trong vùng phổ rộng từ 689 nm đến 735 nm ứng với nồng độ pha tạp tối ưu là 0,08% mol Mn4+ và 0,08% mol Mg2+. Vùng phát quang ánh sáng đỏ này là do các chuyển dời liên quan đến lưỡng cực điện của điện tử từ các mức 4A2g tới 4T2g của Mn4+ nằm tại vị trí D3d của mạng nền LaAlO3. Khảo sát ảnh hưởng của Mg2+ lên bột huỳnh quang cho thấy LaAlO3 đồng pha tạp Mn4+ có cường độ huỳnh quang tăng mạnh so với LaAlO3 đơn pha tạp Mn4+. Phổ EDS cho thấy, vật liệu chế tạo ra có độ tinh khiết cao, phân tích ảnh SEM cho thấy, vật liệu nung thiêu kết ở nhiệt độ 1200℃ trong 4 giờ có kích thước khoảng 5 µm, kích thước này có thể áp dụng cho các chip LED trên thị trường thương mại. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bột huỳnh quang LaAlO3 đồng pha tạp Mn4+,Mg2+ có tiềm năng ứng dụng trong chiếu sáng rắn, đặc biệt ứng dụng chiếu sáng trong nông nghiệp công nghệ cao.
Tạp chí: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT THEO QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG - 2023 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tạp chí: Hội thảo khoa học Quản lý Đất đai toàn Quốc lần thứ I: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Nhà xuất bản Học viện Nông nghiệp - 09/09/2023
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên