Các nghiên cứu về đọc của các nhà nghiên cứu trên thế giới như Collins (1980), Smith (1973), Anderson, Douglas và Carnine (1985) đã chỉ ra rằng việc nuôi dưỡng và phát triển năng lực (NL) đọc cho người học chịu sự tác động từ nhiều yếu tố khác nhau như chương trình, ngữ cảnh văn hóa, ngữ liệu... trong đó yếu tố đặc biệt quan trọng là tác động của giáo viên. Để phát triển năng lực đọc cho học sinh (HS) ngay từ cấp tiểu học, các nhà giáo dục trên thế giới thống nhất quan điểm cho rằng giáo viên (GV) nên hướng dẫn cách học nhằm hỗ trợ người học thay vì truyền đạt kiến thức một chiều. Tại Việt Nam, vấn đề phát triển năng lực trong đó có năng lực đọc cũng đang được bàn đến khá nhiều trong các nghiên cứu dạy đọc và nó đã được cụ thể hóa trong dự thảo chương trình, sách giáo khoa sau năm 2018. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc xác lập mô hình dạy đọc và phương pháp dạy đọc phát triển năng lực đọc cho học sinh vẫn là một trong những vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu mô hình dạy đọc chuyển giao vai trò và phương pháp dạy đọc theo mô hình này để từng bước phát triển NL đọc cho học sinh.
Tạp chí: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, địa điểm: Hội trường Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Cần Thơ, ngày 28/11/2017
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên