Mô hình trọng lực hay còn gọi là mô hình lực hấp dẫn (GM – Gravity model) là mô hình kinh tế lượng, đồng thời là một công cụ hữu hiệu trong việc giải thích khối lượng và chiều hướng thương mại song phương giữa các quốc gia và được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Mô hình lực hấp dẫn thương mại trong thương mại quốc tế đầu tiên được sử dụng để đo lường giá trị xuất khẩu giữa hai quốc gia với nhau, do hai nhà khoa học Timbergen (1962) và Poyhonen (1963) xây dựng và phát triển. Trong bài viết này nhóm tác giả sử dụng một mô hình trọng lực để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2015. Thông qua bài viết này đã đạt được những thành công nhất định trong việc giải thích những nguyên nhân ảnh hưởng đến KNXK cà phê là do sự khác biệt trong quy mô nền kinh tế, khoảng cách giữa các quốc gia, độ mở nền kinh tế, quy mô dân số, khoảng cách văn hóa, ... Bằng cách áp dụng phương pháp của tốc độ hội tụ, chúng tôi cũng tìm ra rằng Việt Nam có tiềm năng thương mại đặc biệt là với một số thị trường như Mỹ và Đức. Cũng dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường tiềm năng này trong thời gian tới.
Tạp chí: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, địa điểm: Hội trường Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Cần Thơ, ngày 28/11/2017
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên