Hiện nay, cơm dừa và các sản phẩm được chế biến từ cơm dừa đang được sử dụng trong nhiều ngành sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm. Tuy nhiên, việc gọt vỏ nâu cơm dừa để phục vụ cho các qui trình chế biến đó tại một số tỉnh thành trong cả nước hầu hết đều được thực hiện thủ công. Việc này tốn rất nhiều thời gian, nhân công nhưng năng suất thấp. Để đáp ứng nhu cầu này, tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm thiết kế một thiết bị tự động có khả năng phân loại và lật mặt miếng cơm dừa theo mặt đen/trắng, tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ cho khâu tự động hóa gọt vỏ nâu trong qui trình chế biến cơm dừa nạo sấy. Yêu cầu đặt ra là thiết bị phải hoạt động liên tục, dễ vận hành, sửa chữa và dễ dàng chuyển giao cho các nơi có nhu cầu ứng dụng, thử nghiệm. Kết quả nghiên cứu là thiết bị có khả năng tự động phân loại và lật mặt đen/trắng cơm dừa với năng suất gần 600kg/giờ với độ chính xác của phân loại và lật mặt cho nhóm dừa phổ biến nhất là trên 90%. Với những thông số trên, thiết bị hoàn toàn có thể được cải tiến tối ưu hơn và hiệu quả hơn, tạo tiền đề phát triển tiếp tục thiết bị gọt vỏ nâu cơm dừa giúp nâng cao năng suất chế biến, chất lượng và giá trị của các sản phẩm từ cơm dừa.
Tạp chí: Phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, tài trường ĐH KHXH và Nhân văn- ĐH Quốc gia TPHCM, tháng 12-2014
Tạp chí: Hội thảo quốc gia lần thứ XVII @ Một số vấn đề chọn lọc của công nghệ thông tin và Truyền thông, Buôn Ma Thuộc, Đắk Lawsk,30-31 tháng 10 năm 2014
Tạp chí: Hội thảo giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật mới phục vụ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới khu vực phía Nam
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên