Trong ngành chế biến sữa, việc áp dụng phổ biến các phương pháp nhiệt để xử lý nhiệt sữa như thanh trùng và tiệt trùng nhằm tiêu diệt vi khuẩn mục tiêu Bacillus hình thành bào tử kháng nhiệt và màng sinh học, sản sinh các enzyme protease và lipase ngoai bào ổn định nhiệt có mặt trong sữa bò tươi nguyên liệu gây ra hư hỏng các sản phẩm sửa. Tuy nhiên, việc áp dụng các chế độ xử lý nhiệt không phù hợp dẫn đến tiêu thụ năng lượng nhiệt và phát thẩi khí nhà kính (dấu chân các bon) nhiều hơn. Tại Việt Nam, áp dụng nhiệt để chế biến 1.124,7 triệu lít sữa bò tươi thu gom, ước tính sơ bộ chi phí thất thoát khoảng 3,2 tỷ đồng khi nhiệt độ chế biến cao hơn yêu câu 1 độ C. Do vậy, để loại bỏ hoàn toàn Bacillus sinh bào tử kháng nhiệt từ sữa bò nguyên liệu bằng phương pháp xử lý nhiệt, việc kiểm soát nguồn lây nbhieexm và nhận diện chúng để từ đó chọn chế độ xử lý nhiệt phù hợp nhằm sản xuất ra các sản phẩm sữa an toàn, đồng thời tiết kiệm chi phí năng lượng nhiệt sử dụng cũng như giảm thiểu lượng khí thải các bon trong nhà máy sản xuất sữa trong tương lai.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên