Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Tạp chí trong nước 2024
Số tạp chí 489(2024) Trang: 23-33
Tạp chí: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

Nghiên cứu này đánh giá khả năng nảy mầm và sinh trưởng ở giai đoạn cây con của cây đậu nành, mè, hướng dương và rau sam trồng trên đất nhiễm mặn nhân tạo trong điều kiện nhà lưới nhằm tuyển chọn loài có khả năng chịu mặn để đưa vào bộ giống cây ngắn ngày chịu mặn. Thí nghiệm 1 nhằm đánh giá đặc tính đất mặn nhân tạo ở điều kiện ngập nước mặn 4, 6 và 8‰ trong 6 tuần. Thí nghiệm 2 nhằm đánh giá khả năng nảy mầm của 4 loài cây: Đậu nành (giống MTĐ 305), mè (giống mè vỏ đen 2 vỏ Bình Thuận), hướng dương TN 282 và rau sam trồng trên đất nhiễm mặn nhân tạo từ thí nghiệm 1 (tương ứng là nghiệm thức Đ0, Đ4, Đ6 và Đ8) với 6 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Sau 6 tuần ngập mặn nhân tạo, giá trị ECe trung bình trong đất ở 3 nghiệm thức Đ4, Đ6 và Đ8 là 4,1 - 8,9 mS/cm, đạt giá trị “đất mặn vừa phải” làm giảm năng suất của nhiều loại cây trồng. Hàm lượng Na+, K+ và Ca2+ tích lũy trong đất tăng theo độ mặn trong nước ngâm và tăng theo thời gian ngâm. Độ mặn trong đất càng cao thì tỷ lệ nảy mầm của cả 4 loài cây càng giảm, đặc biệt là cây hướng dương có tỷ lệ nảy mầm dưới 50%. Ngoài ra, độ mặn trong đất làm giảm khả năng sinh trưởng như chiều cao cây, chiều dài rễ, khối lượng tươi, khối lượng khô của cây đậu nành, mè, hướng dương, ngoại trừ cây rau sam. Qua đó cho thấy, rau sam là loài cây có tiềm năng chịu mặn cao nhất ở giai đoạn cây con trong điều kiện đất mặn có giá trị ECe 4,1 - 8,9 mS/cm.

Các bài báo khác
Số tạp chí 402(2024) Trang: 7-11
Tạp chí: Dân chủ và Pháp luật
Số tạp chí Số Chuyên đề Ứng dụng công nghệ xanh hướng đến phát triển bền vững(2024) Trang: 162-169
Tạp chí: Tạp chí Nông Nghiệp & PTNT
Số tạp chí 22(2024) Trang: 729-738
Tạp chí: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...