Nghiên cứu ứng dụng công cụ ADOPT để dự đoán khả năng mở rộng áp dụng tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững SRP tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thảo luận nhóm trên 22 câu hỏi ADOPT được thực hiện tại 4 nhóm nông dân thuộc 4 huyện sản xuất lúa 3 vụ tại An Giang và Đồng Tháp. Kết quả dự đoán cho thấy mức độ áp dụng tối đa tiêu chuẩn SRP trong cộng đồng có thể đạt được 94% trong khoảng 27 năm. Thời gian này có thể thay đổi (tăng lên hay giảm xuống) tùy theo tác động thuận lợi hay bất lợi liên quan đến 7 yếu tố bao gồm (1) Khả năng tiếp cận và học hỏi về tiêu chuẩn SRP của nông dân, (2) Cảm nhận về việc dễ áp dụng của nông dân đối với tiêu chuẩn SRP, (3) Sự hỗ trợ tư vấn từ khuyến nông, (4) Việc giảm rủi ro trong sản xuất, (5) Chi phí áp dụng, (6) Lợi ích có được khi áp dụng tiêu chuẩn SRP và (7) Việc áp dụng tiêu chuẩn SRP được thường xuyên trao đổi thảo luận. Để rút ngắn thời gian mở rộng tiêu chuẩn SRP nhằm góp phần thúc đẩy canh tác lúa gạo bền vững tại đồng bằng sông Cửu Long, một số khuyến nghị đã được đề xuất.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên