Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên Hành lá. Khả năng đối kháng của 20 chủng xạ khuẩn đối với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên Hành lá được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, 5 chủng xạ khuẩn MX12-ST, BT42-VL, MX5-ST, TM4-ĐT và CL3-TG thể hiện khả năng đối kháng cao với bán kính vòng vô khuẩn lần lượt là 10,75 mm; 7,75 mm; 5,75 mm; 5,50 mm và 5,25 mm và hiệu suất đối kháng lần lượt là 80,20%; 64,07%; 56,95%; 59,20% và 54,85% ở thời điểm 9 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Khả năng tiết enzyme β-glucanase phân giải β-glucan của 5 chủng xạ khuẩn (MX12-ST, BT42-VL, MX5-ST, TM4-ĐT và CL3-TG ) được thực hiện với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, 2 chủng MX12-ST và BT42-VL có khả năng phân giải β-glucan cao nhất với bán kính vòng phân giải lớn nhất lần lượt là 11,1 mm và 11,7 mm ở thời điểm 14 ngày sau khi cấy. Khả năng phân giải chitin của 5 chủng xạ khuẩn trên cũng được thực hiện trong môi trường chitin với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy 2 chủng MX12-ST và BT42-VL có khả năng phân giải chitin cao nhất với bán kính vòng phân giải lớn nhất lần lượt là 19,9 mm và 18,7 mm ở thời điểm 7 ngày sau khi bố trí thí nghiệm.
Từ khóa: Bệnh thán thư trên Hành, chitin, Colletotrichum sp., β-glucan, xạ khuẩn.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên