Thanh long ruột đỏ là cây nhiệt đới có ở khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, thanh long ruột đỏ trở nên phổ biến vì có giá trị kinh tế cao, các đặc tính dinh dưỡng và dược liệu của chúng. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đánh giá độ hỏng và sự ổn định của betacyanin trong quá trình tồn trữ trái tươi khi được xử lý bằng các dung dịch rửa và bao bì bảo quản khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi thanh long được rửa sạch bằng dung dịch kali sorbate (3%) giúp làm chậm quá trình hỏng của vỏ quả(11,6%, sau 5 ngày bảo quản) và tăng tính ổn định của betacyanin (365,6 mg/L, sau 5 ngày bảo quản). Màng bao chitosan cũng mang lại hiệu quả bảo quản khác biệt, cụ thể: Mức độ hỏng vỏ quả (15,1%) và hàm lượng betacyanin (333,4 mg/L) sau 9 ngày bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên