Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp nhằm xác định liều lượng phân hóa học và loại phân hữu cơ đến sinh trưởng và năng suất kiệu. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ với với 4 lần lặp. Trong đó, nhân tố chính gồm 3 tổ hợp phân hóa học với lượng bón trên ha: (i) 108 kg N + 160 kg P2O5+ 220 kg K2O (100% bón theo nông dân); (ii) 80 kg N + 120 kg P2O5+ 165 kg K2O (75% lượng phân bón nông dân sử dụng); (iii) 54 kg N + 80 P2O5+ 110 K2O (50% lượng phân bón nông dân đang sử dụng), nhân tố phụ gồm các loại phân hữu cơ: (i) Phân hữu cơ khoáng theo nông dân – 500 kg/ha; (ii) Phân hữu cơ Biochar: 1.000 kg/ha; (iii) Không bón phân hữu cơ. Kết quả cho thấy, không có tương tác của công thức phân vô cơ và loại phân hữu cơ đến các chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất kiệu. Tuy nhiên, có khác biệt của các nghiệm thức ở từng nhân tố đơn lẻ trong thí nghiệm. Ở công thức phân vô cơ, nghiệm thức bón 80 + 120 + 165 NPK/ha cho kết quả khối lượng bụi kiệu, khối lượng củ/bụi và năng suất kiệu - tương đương nghiệm thức bón 108 + 160 + 220 NPK/ha (39,4 và 39,5 tấn/ha, tương ứng), cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón 54 + 80 + 110 NPK (31,3 tấn/ha). Đối với nhân tố loại phân hữu cơ, việc sử dụng Biochar cho kết quả năng suất kiệu thực tế (44,1 tấn/ha) cao hơn so với sử dụng phân hữu cơ khoáng theo nông dân (37,6 tấn/ha), việc sử dụng phân hữu cơ làm tăng năng suất kiệu, cao gấp 1,17 - 1,28 lần so với việc không bón hữu cơ
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên