Hoạt động thực địa là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo, giúp sinh viên phát triển kĩ năng chuyên môn và năng lực hội nhập mà UNESCO định nghĩa cho công dân thế kỉ XXI. Tuy nhiên, khả năng tham gia và hiệu quả của hoạt động thực địa thường khác biệt và không bình đẳng giữa các sinh viên. Nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực địa của sinh viên nhằm lí giải cho vấn đề trên. Kết quả khảo sát 204 sinh viên Trường Đại học Cần Thơ cho thấy, 4 trong 12 yếu tố có ảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động thực địa, gồm: “Chính sách của nhà trường” (mean = 4,21), “Bối cảnh địa lí” (mean = 4,00), “Bối cảnh xã hội” (mean = 4,09) và “Sức khỏe” (mean = 4,36). Các yếu tố này ít được đề cập trong các nghiên cứu gần đây ở các nền giáo dục phương Tây vốn nhấn mạnh sự ảnh hưởng của giới tính, kinh nghiệm, nhận thức, tài chính và bối cảnh chính trị. Chúng tôi khuyến nghị rằng, cần thể chế hóa hoạt động thực địa trong trường đại học kèm các chính sách hỗ trợ, trang bị tài liệu và các chương trình tập huấn thường xuyên. Điều đó sẽ giúp sinh viên tự tin và chuẩn bị tốt cho hoạt động thực địa ở những bối cảnh khác nhau trong và ngoài nước.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên