Nghiên cứu này nhằm đánh giá các quần thể tôm dựa trên sự kếp hợp những đặc điểm hình thái và di truyền. Tôm càng xanh tự nhiên (785 mẫu) được thu từ 4 tỉnh ở ĐBSCL gồm Đồng Nai, Long An, Cần Thơ và Cà Mau. Về hình thái, cả bốn quần thể đều thể hiện tăng trưởng dương không đều trong mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng (hệ số dao động 3,38 ? 3,56), trong đó quần thể Cần Thơ có hệ số b cao nhất. Trong mỗi quần thể, tôm đực có hệ số b cao hơn có ý nghĩa so với tôm cái. Tỉ lệ chiều dài giáp đầu ngực so với dài chuẩn (CL/SL) khác biệt có ý nghĩa giữa các quần thể tôm (P<0,05), quần thể Đồng Nai có CL/SL nhỏ nhất. Đánh giá sự đa dạng di truyền dựa trên 9 chỉ thị RAPD-PCR (16 mẫu cho mỗi quần thể) cho thấy quần thể Đồng Nai có mức độ đa dạng di truyền cao nhất so với các quần thể khác. Sự khác biệt di truyền giữa các quần thể tôm ở mức độ vừa, thể hiện qua biến dị giữa các quần thể chiếm 33% trong tổng biến dị di truyền và giá trị Gst là 0,295. Dựa trên khoảng cách di truyền Nei?s, bốn quần thể tôm được phân thành 3 nhóm di truyền phù hợp với khoảng cách địa lý giữa các quần thể.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên