Hầm ủ biogas kiểu KT2 đã được triển khai trong khuôn khổ dự án “Chương trình Khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam” để xử lý chất thải chăn nuôi hộ gia đình ở ĐBSCL. Nghiên cứu này mô phỏng sự phân hủy sinh học của hầm ủ KT2 nhằm đánh giá mức độ giảm thiểu chất hữu cơ, dưỡng chất và vi sinh vật chỉ thị ô nhiễm phân với 2 tỉ lệ pha loãng phân : nước khác nhau ở điều kiện phòng thí nghiệm trong 30 và 40 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng chất hữu cơ, nồng độ dưỡng chất và số lượng vi sinh vật của các nghiệm thức giảm tỉ lệ thuận với thời gian tồn lưu nhưng không hoàn toàn loại bỏ. Mặc dù có thời gian xử lý kéo dài, nhưng với tỉ lệ phối trộn phân : nước đậm đặc nên chất lượng của nước thải đầu ra của hầm ủ chưa đạt chuẩn giá trị nước xả thải ra môi trường. Cần cân nhắc lại các thông số vận hành của hầm ủ KT2 về thời gian tồn lưu và tỉ lệ phối trộn phân : nước để tăng hiệu quả sinh khí và giảm nhiều hơn các vi sinh vật ô nhiễm phân.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên