Nước thải chăn nuôi heo sau xử lý công nghệ biogas còn nhiễm bẩn rất cao, gây ô nhiễm môi trường, nên có nhiều biện pháp đề xuất để xử lý nước thải đạt chuẩn trong đó biện pháp sinh học, đặc biệt đông tụ sinh học giúp loại bỏ các chất rắn lơ lửng hữu cơ, vô cơ, N và P dư thừa trong nước thải, bằng cách gom chúng lại theo cơ chế kết dính các tế bào vi khuẩn, nhờ vào tính kỵ nước của bề mặt tế bào, qua đó tạo sự đông tụ các vật chất lơ lửng rồi lắng xuống làm cải thiện được nước thải sau xử lý. Kết quả ứng dụng 4 chủng vi khuẩn đông tụ (Bacillus cereus KG05, Bacillus megaterium VL01; Bacillus sp. VL05, Bacillus aryabhattai ST02) vào xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas quy mô 08 lít trong phòng thí nghiệm cho thấy, sau 2 chu kỳ xử lý (31 giờ) cho hiệu suất đông tụ từ 84 ? 86%, chỉ số TSS (tổng chất rắn lơ lửng) giảm 40,5 lần so với đối chứng, hàm lượng BOD5 (độ oxy hóa sinh học) giảm 144,4 lần so với đối chứng, hàm lượng lân tổng (TP) 4+) 4-) Bacillus cereus KG05 + Bacillus megaterium VL01 được chọn ứng dụng vào xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas quy mô 80 và 800 lít tại trại chăn nuôi heo. Kết quả hiệu suất đông tụ cao nhất ở chu kỳ 2 đạt 90,4% (quy mô 80 lít) và 82,6% (quy mô 800 lít), chỉ số pH, TSS, TP, đạt loại A hoặc loại B, QCVN40:2011/BTNMT; hàm lượng BOD5, TN, N-NH4+, P-PO4-giảm hơn 50% so với nghiệm thức đối chứng.
Hồ Thanh Tâm, Cao Ngọc Điệp, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN HIỆU SUẤT ĐÔNG TỤ CỦA VI KHUẨN TRONG NƯỚC THẢI TRẠI CHĂN NUÔI HEO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 17-26
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên