Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
402+403 (2021) Trang: 228-234
Tạp chí: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Liên kết:

Cây Bần chua có tên khoa học là Sonneratia caseolaris L. thuộc họ Bần (Sonneratiaceae), là loại cây tự mọc và được trồng nhiều ven các con sông, cửa biển, trên các bãi bồi và là một quần thể không thể thiếu của rừng ngập mặn (RNM) ven biển nước ta; với chiều cao to lớn của cây và hệ thống rễ phát triển cây bần có khả năng chắn sóng, chống xói mòn và gió. Nghiên cứu nhằm xác định giá trị kinh tế của rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Địa bàn nghiên cứu gồm 3 huyện thuộc 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, với tổng diện tích rừng bần gần 3.170 ha. Thông qua việc phân tích giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp, kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị kinh tế của rừng bần hàng năm mang lại tổng số tiền trên 445,6 tỷ đồng; trong đó giá trị trực tiếp trên 384,9 tỷ đồng, chiếm 86,38%; giá trị gián tiếp của rừng bần phòng hộ trên 60,7 tỷ đồng, chiếm 13,62% tổng giá trị kinh tế.

 
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...