Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá động thái tích lũy SOC và xác định các nhân tố chính điều chỉnh sự tích lũy SOC ở ba độ sâu tầng đất (0-10, 10-30 và 30-60 cm) của rừng trồng keo lai theo các tuổi lâm phần khác nhau (3, 5, 7 năm tuổi) tại rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Kết quả cho thấy: (1) Hàm lượng SOC tăng lên đáng kể theo tuổi lâm phần. Hơn nữa, hàm lượng SOC chủ yếu tập trung ở lớp đất mặt và giảm đáng kể theo độ sâu đất. (2) Trữ lượng SOC (TC) tăng từ 57,86 tấn/ha (lâm phần tuổi 3) lên 100,57 tấn/ha (lâm phần tuổi 7) trong quá trình phát triển của rừng. TC có sự kết tụ bề mặt rõ ràng, với hơn 60% tổng TC hiện diện ở độ sâu 0–30 cm. (3) Dữ liệu từ phân tích phân vùng biến động (Variation Partitioning Analysis) cho thấy hàm lượng đạm tổng số, sinh khối vật rơi rụng và pH của đất là những yếu tố chính chi phối sự thay đổi về hàm lượng SOC. Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin cho các hoạt động quản lý rừng trồng keo lai cũng như trong việc tiến hành lập mô hình tích lũy C trong đất rừng tại khu vực.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên