Đột biến cảm ứng là một phương pháp tạo giống khả thi được ứng dụng để cải tiến cây trồng và tạo ra sự đa dạng di truyền để tạo ra các giống cây trồng mới. Nghiên cứu này nhằm mục đích gây đột biến cây Thanh Tú (Evolvulus alsinoides) bằng sodium azide ở các nồng độ 0, 200, 400, 600 và 800 ppm. Các đoạn thân chứa mầm ngủ được xử lý trong 30, 60, 90 và 120 phút, trong điều kiện nhà lưới. Tỷ lệ sống sót và số lượng hoa mẫu xử lý Sodium azide giảm khi tăng nồng độ của hóa chất này. Tỷ lệ sống thấp nhất ghi nhận ở nghiệm thức xử lý 800 ppm sodium azide trong 120 phút là 5,71%, không ghi nhận sự xuất hiện hoa ở nghiệm thức này và cao nhất 82, 85% với 8,75 hoa/ chậu ở nghiệm thức xử lý 200 ppm trong 30 phút. Mười hai cá thể cây Thanh Tú xử lý sodium azide tạo được kiểu hình khác biệt so với đối chứng trong đó có 4 khác biệt ở lá và 8 khác biệt ở hoa được phân tích di truyền với 6 mồi ISSR. Kết quả ghi nhận mức độ khác biệt về di truyền của 12 cá thể khảo sát so với đối chứng là 37%, cá thể TT8-90-A (800 ppm; 90 phút) với mức độ khác biệt so với đối chứng 26%, ở nhóm 5 trong giản đồ có tiềm năng nhất trong các cá thể đột biến vì tạo được hoa có màu xanh đậm ở mép cánh hoa và viền trắng ở đầu mép cánh hoa, xuất hiện một phần màu tím phân bố đều trên các cánh hoa.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên