Trong nghiên cứu này, các thí nghiệm nuôi trồng riêng lẻ và kết hợp ba loài thực vật thủy sinh (TVTS), gồm dương xỉ lá hẹp, cú cơm và bèo tai chuột trong các mẫu nước mặt thu tại các hồ cảnh quan (quận 7, thành phố Hồ Chí Minh) được thực hiện nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng nước hồ. Dựa trên phương pháp phân tích chất lượng các mẫu nước theo thời gian và sự sinh trưởng của 3 loài TVTS, nghiên cứu đã chứng minh vai trò của ba loài TVTS trong việc loại bỏ các thành phần hữu cơ và chất dinh dưỡng trong các mẫu nước. Trong đó, cú cơm có hiệu suất xử lý chất dinh dưỡng cao nhất với tổng nitơ (TN) (66,7 – 82,1%) và tổng phốt pho (TP) (86,9 – 92,3%). Dương xỉ lá hẹp có khả năng xử lý chất hữu cơ cao nhất (hiệu suất BOD đạt 3,9 – 14%) và bèo tai chuột có hiệu suất thấp nhất. Nghiên cứu cũng xác định được tỷ lệ nuôi trồng kết hợp tốt nhất giữa dương xỉ lá hẹp và cú cơm là 1:2 (theo khối lượng), với hiệu suất xử lý ở cả 2 mẫu nước: BOD5 (29,78%), TN (66,66%), TP (91,67%), Coliform (64,86%) đối với mẫu nước hồ cảnh quan nội vi; và BOD5 (32,08%), TN (60%), TP (92,85%), Coliform (16,67%) đối với mẫu nước hồ cảnh quan ngoại vi.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên